image banner
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Cục Bồi thường Nhà nước - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm về những khó khăn, vướng mắc trong 05 năm triển khai và tổ chức thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017 tại tỉnh Bình Dương
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản

Sáng 23/6/2023, tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Cục Bồi thường Nhà nước - Bộ Tư pháp đã tổ chức Tọa đàm về những khó khăn, vướng mắc trong 05 năm triển khai và tổ chức thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017 cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bà Nguyễn Thị Tố Hằng - Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước và ông Nguyễn Quốc Trí - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đồng chủ trì hội nghị.
65557fcac851190f4040.jpg
Thời gian qua, Bình Dương đã tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Luật TNBTCNN năm 2017. Trên địa bàn tỉnh chưa có vụ khiếu kiện, yêu cầu bồi thường tồn đọng, kéo dài. Riêng trong năm 2022, Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương đã xét xử và tuyên Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh bồi thường một trường hợp ngụ tại Bình Dương với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Luật TNBTCNN đã có tác động tích cực tới đời sống kinh tế - xã hội và nhận thức, ý thức trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác triển khai thi hành Luật còn gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định.
Số lượng vụ việc đã giải quyết xong trong cả ba lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án trên cả nước chưa cao. Một số cơ quan giải quyết bồi thường chưa thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện thụ lý, giải quyết vụ việc yêu cầu bồi thường trong đó có việc không thực hiện đúng thời hạn giải quyết, xác định thiệt hại, án phí, lệ phí đối với nội dung yêu cầu bồi thường cũng như hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường. Việc giải quyết bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ chưa hiệu quả. Trong một số vụ việc, người bị thiệt hại chưa hợp tác với cơ quan giải quyết bồi thường hoặc một số vụ việc người yêu cầu bồi thường không đưa ra được căn cứ cũng như tài liệu, chứng từ chứng minh thiệt hại của mình…

2da9553ee2a533fb6ab4.jpg
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy việc đưa Luật TNBTCNN đi vào cuộc sống. Theo đó, cần nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện quản lý Nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, trong đó chú trọng giải quyết các vụ việc tồn đọng, kéo dài và giải quyết các vụ việc mới đúng quy định của pháp luật. Thường xuyên thực hiện công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ công chức làm công tác bồi thường nhà nước của các sở, ngành, cấp huyện, cấp xã. Chú trọng chất lượng, hiệu quả và thực chất công tác tuyên truyên, phổ biến giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm tra liên ngành, phối hợp liên ngành và các nhiệm vụ để nắm bắt đầy đủ tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường; thực hiện hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường…

IMG_8619.jpg

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0