Câu hỏi: Phạm
vi hoạt động của Trung tâm Tư vấn pháp luật là gì? Trên địa bàn tỉnh Bình Dương
có bao nhiêu Trung tâm Tư vấn pháp luật?
Trả lời:
- Phạm vi hoạt
động của Trung tâm Tư vấn pháp luật bao gồm:
+ Trung tâm
tư vấn pháp luật được thực hiện tư vấn pháp luật; được cử luật sư làm việc theo
hợp đồng cho Trung tâm tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà
Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật; được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy
định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
+ Trung tâm tư vấn pháp luật được nhận và thực
hiện vụ việc trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.
- Trên địa
bàn tỉnh Bình Dương có 05 Trung tâm tư vấn pháp luật, bao gồm:
+ Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Bình
Dương
+ Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh
Bình Dương
+ Trung tâm Tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh
Bình Dương
+ Trung tâm Tư vấn pháp luật tại tỉnh Bình Dương
– Hội Phổ biến và Tham vấn pháp luật Việt Nam
+ Trung tâm Tư vấn pháp luật Trường Đại học Kinh
tế - Kỹ thuật Bình Dương
Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về các hành vi tổ chức đấu giá tài sản và đấu giá viên bị nghiêm cấm thực hiện?
Trả lời:
- Đấu giá
viên bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
+ Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Chứng chỉ
hành nghề đấu giá của mình;
+ Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi;
+ Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu
giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu
giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá,
làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
+ Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá
không đúng quy định của pháp luật;
+ Vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá
viên;
+ Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của
luật có liên quan.
- Tổ chức đấu
giá tài sản bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
+ Cho tổ chức khác sử dụng tên, Giấy đăng ký hoạt
động của tổ chức mình để hành nghề đấu giá tài sản;
+ Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu
giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu
giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá,
làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
+ Cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu
giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;
+ Để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu
giá nhằm mục đích trục lợi;
+ Nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi
ích nào từ người có tài sản đấu giá ngoài thù lao dịch vụ
đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, chi phí dịch
vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận;
+ Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của
luật có liên quan./.